Hướng dẫn kỹ thuật tâng cầu cơ bản cực đơn giản và hiệu quả

Đá cầu là một môn thể thao khá phổ biến, có thể xếp vào nhóm các trò chơi dân gian. Đây là trò chơi thường thấy tại công viên, khu vui chơi, trường học, đường phố… Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn tập bộ môn thể thao này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết “Hướng dẫn kỹ thuật tâng cầu cơ bản cực đơn giản và hiệu quả” dưới đây nhé!
Contents
Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân
Tâng cầu là một trong những kỹ thuật cơ bản đầu tiên bạn cần nắm được khi bắt đầu chơi đá cầu. Nắm được kỹ thuật tâng cầu bạn sẽ có đủ khả năng phản xạ và đỡ được cầu khi đối phương phát cầu đi.
Tâng cầu thường được các vận động viên chuyên nghiệp sử dụng như một động tác “khởi động”. Động tác này vừa giúp vận động viên làm quen, lại vừa giúp tăng phản xạ với cầu trước khi bước vào trận đấu chính thức.
Cần lưu ý rằng, khi thực hiện kỹ thuật này, bạn không nên có động tác đỡ cầu mạnh quá, tránh cầu rơi trúng vào vị trí chân bạn.
Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân là một trong những kỹ thuật phổ biến nhất trong bộ môn đá cầu. Mặc dù vậy, kỹ thuật đá cầu bằng mu bàn chân cũng không hề đơn giản, bạn cần lưu ý và rèn luyện thường xuyên để có thể thực hiện được động tác này.
Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân
Tư thế chuẩn bị
Để thực hiện động tác tâng cầu bằng mu bàn chân, bạn cần điều chỉnh người hơi ngả về phía trước, sao cho người và mặt đất cách một góc khoảng 5 tới 10 độ. Chân tâng cầu và chân trụ phải song song với nhau và chân tâng cầu cần tạo ra được góc vuông so với mặt đất. Với sự chuẩn bị đúng kỹ thuật như trên, việc thực hiện động tác tâng cầu bằng mu bàn chân sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Đối với phần tay trụ, bạn cần đảm bảo duỗi thẳng hoặc đặt sao cho thuận lợi, dễ dàng trong quá trình di chuyển và thi đấu. Thiết lập tay trụ đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn tạo ra được thế thăng bằng rất tốt trong quá trình thực hiện việc tâng cầu.
Riêng phần chân trụ, bạn cần đặt chân trụ sao cho bắp chân trụ tạo thành góc vuông với mặt đất và đầu gối tạo độ cong khoảng 10 tới 15 độ. Với việc thiết lập tư thế của chân trụ như trên, bạn sẽ giữ thăng bằng rất tốt trong khi tâng cầu.
Cách thực hiện
Để thực hiện cách tâng cầu này, bạn cần đứng chân trước chân sau, sao cho chân thuận đặt phía sau nhằm thuận lợi cho việc lấy đà. Bàn chân đặt vuông góc đường biên ngang của sân đấu, sao cho mũi bàn chân cách các đường biên ngang và đường giới hạn phát cầu đều là 20cm.
Sau khi đã đặt chân theo đúng hướng dẫn trên, bạn đưa mũi bàn chân sao cho hơi chống lên và có chiều hướng xoay ra ngoài một chút. Bàn chân xoay đúng kỹ thuật là 2 trục của bàn chân phải đạt góc 45 độ, người có xu hướng hơi dồn về phía trước. Đồng thời, bạn cần đặt vị trí sao cho khoảng cách giữa hai ngón chân là khoảng 40cm.
Thực hiện tâng cầu mu bàn chân
Trong kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, đây là điều trọng yếu bạn cần nhớ nếu muốn thực hiện các đường tâng cầu hiệu quả. Vì thế, bạn hãy lưu ý và ghi nhớ kỹ thuật này nhé!
Xem thêm:
Tìm hiểu kích thước sân đá cầu chuẩn thi đấu mới nhất hiện nay
Đá cầu có tác dụng gì? Lợi ích của đá cầu cho sức khỏe của bạn
Kỹ thuật tâng cầu bằng má trong
Kỹ thuật tâng cầu bằng má trong là một trong số những kỹ thuật cơ bản mà bạn cần nắm vững khi chơi môn đá cầu. Đây là kỹ thuật tâng cầu có tác dụng khống chế, hóa giải các đường cầu thấp, chính diện của đối thủ.
Bên cạnh đó, kỹ thuật tâng cầu cơ bản này cũng góp phần giúp cho đồng đội (trong trường hợp đá cầu đôi trở lên) có thể thuận lợi hơn khi thực hiện nhịp đá thứ hai. Để thực hiện tốt kỹ thuật này, bạn cần chuẩn bị tư thế theo hướng dẫn dưới đây.
Tư thế chuẩn bị
Để thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng má trong, bạn cần chuẩn bị tư thế của hai chân đúng kỹ thuật như sau: Hai chân đứng rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn một chút, tay thuận cầm cầu sao cho cầu ở vị trí ngang thắt lưng để chuẩn bị thực hiện thao tác tâng cầu.
Tâng cầu bằng má trong chân
Kỹ thuật tang cầu là một trong những kỹ thuật cơ bản nhất mà bất cứ người hâm mộ nào khi tập luyện cũng cần phải nắm được. Tâng cầu tốt sẽ giúp bạn tìm được cảm giác cầu dễ dàng hơn, dễ dàng hơn khi xác định điểm tiếp xúc cầu. Ngoài việc tập luyện kỹ thuật này, những giờ phút nghỉ ngơi các bạn có thể thư giãn cũng như lấy lại tinh thần bằng cách cập nhật các tin tức bóng đá thể thao mới nhất tại BaotinbongVn như bxh duc tinbong.vn hay các bài nhận định, chuyển nhượng hấp dẫn nhất.
Cách thực hiện
Trước tiên, bạn chọn vị trí đứng cho hai chân sao cho khoảng cách rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn vai một chút. Tiếp đó, cầu được giữ trên tay thuận sao cho cầu nằm ngang thắt lưng, đồng thời hơi hướng về trước. Lúc này, mắt của bạn cũng nhìn hướng theo cầu và bắt đầu các đường tâng cầu lên.
Khi cầu được tâng lên cao, mắt bạn hướng theo đường đi của cầu (kể cả khi cầu lên hoặc xuống). Khi cầu di chuyển xuống, bạn nhanh chóng di chuyển cả chân và mắt theo hướng cầu rơi xuống để có đà thực hiện đường tâng cầu tiếp theo.
Bạn cần lưu ý, trong khi thực hiện tâng cầu bằng má ngoài chân, bạn cần đặt trọng tâm tập trung vào chân trụ, hơi co cẳng chân thuận và má trong của chân thuận có xu hướng hướng lên cao nhằm thực hiện các động tác tâng cầu chuẩn xác.
Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi
Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi là kỹ thuật cơ bản thứ ba mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn. Đây là kỹ thuật có thể áp dụng để giải quyết các đường cầu bay theo hướng chính diện. Khi thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng đùi, bạn cần chuẩn bị tư thế và thực hiện các thao tác như sau:
Tư thế chuẩn bị
Về tư thế, bạn cần đặt vị trí hai chân sao cho chân trước, chân sau. Đồng thời, giữ người thẳng, mắt hơi hướng về trước. Khi chuẩn bị tư thế sẵn sàng theo đúng yêu cầu về kỹ thuật, bạn sẽ có được những đường cầu chuẩn xác.
Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi
Cách thực hiện
Sau khi đứng sẵn sàng theo tư thế như trên, bạn bắt đầu nâng phần đùi của chân trước lên sao cho đùi song song với mặt đất, cẳng chân hướng dọc xuống và hạ chân xuống. Các động tác này được thực hiện tương tự với chân kia và thực hiện luân phiên nhau.
Những loại giày phù hợp khi tâng cầu
Việc chọn giày khi tâng cầu nói riêng và chơi đá cầu nói chung rất quan trọng, nó góp phần mang lại những đường cầu hiệu quả và sắc nét hơn.
Giày thể thao
Giày thể thao là mẫu giày được khá nhiều người chơi sử dụng khi chơi đá cầu. Ưu điểm chính của mẫu giày này là nhẹ, bền, linh hoạt trong việc sử dụng, kể cả đối với các bộ môn thể thao khác. Bên cạnh đó, giày thể thao còn đa dạng về giá cả, mẫu mã, mang lại cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn.
Tuy nhiên, so với giày mỏ vịt – loại giày chuyên dụng trong đá cầu thì loại giày thể thao tỏ ra hạn chế trong việc đối kháng, cứu các đường cầu.
Giày thể thao phù hợp khi đá cầu
Giày mỏ vịt
Giày mỏ vịt (giày chân vịt) là loại giày chuyên dụng được làm bằng chất liệu da lộn hoặc da công nghiệp, thường được các vận động viên sử dụng trong bộ môn đá cầu. Tuy nhiên, loại giày này vẫn được các cầu thủ nghiệp dư hoặc người chơi thông thường sử dụng để thi đấu hay khi chơi đá cầu.
Ưu điểm của loại giày này là mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái, thuận lợi trong việc cứu các đường cầu cũng như các pha tấn công mạnh mẽ.
Chọn giày mỏ vịt khi đá cầu
Tuy nhiên, do thiết kế đặc biệt ở phần mũi giày nên khi mang loại giày này, khả năng di chuyển sẽ kém linh hoạt, dẫn tới hạn chế sức mạnh của các đường cầu nếu bạn không đi quen.
Như vậy, với những chia sẻ về kỹ thuật tâng cầu trên đây, chúng tôi đã mang tới cho bạn một số thông tin cơ bản khi thực hiện các thao tác tâng cầu cơ bản. Mong rằng với những chia sẻ này, bạn có thể luyện tập và thành thạo hơn trong việc thực hiện các thao tác này.